GIAO HÀNG MIỄN PHÍ
Áp dụng nội thành TP.HCM
Nhạc lý được xem là yếu tố bắt buộc để có thể chơi tốt đàn guitar. Không chỉ riêng đàn guitar mà bất cứ loại nhạc cụ nào cũng cần có nhạc lý. Nó giống như là ngôn ngữ giao tiếp giữa bạn với âm nhạc. Nó được xem là nền tảng đầu tiên khi bạn bắt đầu học môt loại nhạc cụ nào đó.
Có nhiều bạn bảo rằng " Tôi có học qua nhạc lý guitar bao giờ đâu, tôi vẫn chơi đàn guitar tốt đấy thôi". Có thực sự bạn chưa bao giờ học qua nhạc lý, ngay cả những nốt nhạc đơn giản như " Đô, Rê, Mi, Fa, Sol,.." bạn cũng đã đụng đến nhạc lý rồi đó. Như vậy nếu nói tôi không cần học qua nhạc lý guitar mà vẫn chơi được đàn guitar có thật sự đúng không?
Không phải ai cũng hiểu hết nhạc lý hay thích học nhạc lý khi mới đầu học một nhạc cụ nào đó, có thể là do tính chất rườm rà phức tạp của nó hay là do cách dạy của giảng viên nào đó khiến bạn khó hiểu quá và dần bạn cảm thấy chán với nhạc lý và điều đó kéo theo bạn bỏ luôn cả nhạc cụ mà mình theo học luôn.
Cụ thể là có rất nhiều bạn học guitar đệm hát rất mong muốn một ngày nào đó có thể tự mình đệm hát theo những ca khúc mà mình yêu thích nhưng vì khi mới vào học các bạn được tiếp cận với một đống nhạc lý lôm côm và khó hiểu và đó cũng là lý do khiến nhiều bạn học đàn guitar cả tháng mà chỉ đánh được bài “Đập vỡ cây đàn” và bỏ đàn luôn!
Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số kiến thức nhạc lý cơ bản nhất, có thể sẽ không giống với những gì mà các bạn đã từng theo học ở một số trường dạy nhạc khác vì mình muốn đơn giản hóa vấn đề nhạc lý để các bạn cảm thấy rằng nhạc lý không khó như những gì bạn nghĩ.
Vì đây là phần nhạc lý mình muốn hướng dẫn đến các bạn học đàn guitar đệm hát vì thế mà nhạc lý nó sẽ hơi khác so với các bạn học nhạc lý thông thường nhé. Mình xin chia thành 4 phần chính như sau:
Đây được xem là các bước cơ bản để bản hoàn toàn có thể thoải mái tự do trong cách đàn guitar của mình.
Có bạn sẽ thắc mắc: Điều mà người học guitar đệm hát cần đó là làm sao đặt hợp âm cho một ca khúc như vậy thì học mấy cái kia làm gì có dư thừa lắm không?
Xin trả lời là hoàn toàn không mà còn cần là đàng khác vì nếu bạn không biết những cái trên tôi xin cam đoan rằng bạn sẽ không bao giờ biết được cái dưới và nếu có làm được chăng đi nữa thì cũng chỉ là làm theo giống như dạng bạn đánh theo một bài nào đó mà người ta dạy bạn trước đó và bạn hoàn toàn không hiểu gì về nó và khi bạn gặp những ca khúc mới hay ngẫu nhiên bạn sẽ không biết cách đặt hợp âm tương ứng với nó.
Chính vì thế mà khi các bạn đã muốn thực sự học nhạc lý thì điều cần thiết nhất là không được nóng vội, không đốt cháy giai đoạn và phải tuân theo một quá trình học nhất định thì như vậy mới đạt hiểu quả tốt nhất được
Bây giờ mình sẽ đi vào phần đầu tiên cửa nhạc lý đó chính là: Gam là gì? Ký hiệu của nó ra sao? Tên các độ cao tương ứng trong âm thanh như thế nào?
Đơn giản mà nói gam là tập hợp của những nốt nhạc trong bản hòa âm. Vậy để hiểu gam thì mình chỉ cần đi hiểu những nốt nhạc trong bản hòa âm là gì thôi! Hehe! Đơn giản thôi mà!
Theo nhạc lý độ cao của âm thanh được chia thành 7 nốt chính như sau:
Ký hiệu: C D E F G A B
Tên gọi: <Đô>
Các bạn phải thực sự nhớ vị trí, thứ tự của các nốt này nhé cho dù là nó đang ở chỗ nào hay bắt đầu bằng bất kỳ nốt nào. Khi nhắc đến một nốt nhạc bạn phải biết nốt đứng trước và nốt đứng sau nó là gì? Có như thế bạn mới có thể tiếp tục học tiếp và phát triển nhạc lý của mình hơn nữa nhé. Chú ý là đừng nóng vội cái gì cũng cần phải có thời gian nhé.
Điều thứ hai các bạn nào đã từng nghe ngoài 7 nốt nhạc chính này còn có các nốt nhạc phụ khác như thăng(#) hay Giáng(b). Chẳng hạn như La thăng(A#). Đó là do sự chênh lêch giữa các nốt nhạc mà sự chênh lệch nhỏ nhất giữa các nốt là ½ cung và lớn nhất là 1 cung. Cụ thế các bạn có thể tham khảo qua hình dưới đây.
Như vậy khoảng cách của tất cả các nốt nhạc đều là 1 cung trừ các nốt sau là nửa cung thôi:
E- F (Mi – Fa): ½ cung
B- C(Si – Đô): ½ cung.
Nếu các bạn tăng nốt nhạc đó lên 1/2 cung người ta gọi là thăng(#) còn nếu bạn giảm nốt nhạc đó xuống nửa cung ngươi ta gọi là giáng(b). Cụ thể ta có hình sau nhé:
Vậy vấn đề còn lại là làm sao bạn xác định được các nốt nhạc cũng như việc tăng giảm cung trên cây đàn guitar như thế nào. Điều này rất thú vị và mình sẽ hướng dẫn các bạn trong bài tiếp theo. Cám ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp các bạn ở các bài viết tiếp theo.
Nếu có vấn đề gì còn giải đáp bạn gọi: 0949.076.789 Theo dõi Minh Thanh PIANO để xem tiếp phần 2 nhé.
Minh Thanh PIANO tự hào là cửa hàng bán đàn guitar nhập khẩu uy tín tại TP HCM
Có thể bạn đang quan tâm:
» Kiến thức nhạc lý guitar cơ bản cho người mới học guitar
» Đàn guitar nào tốt cho người mới bắt đầu
» Đàn gutiar Acoustic Fender FA-115 “Chất Ngất” trong tầm giá 4 triệu
Áp dụng nội thành TP.HCM
Showroom nhạc cụ lớn nhất hệ thống
Piano, Organ, Guitar, Trống...
Hỗ trợ 24/7