GIAO HÀNG MIỄN PHÍ
Áp dụng nội thành TP.HCM
Kiểm tra đàn Piano cũ trước khi đưa ra quyết định chọn mua đàn Piano Second hand là điều khá quan trọng. Đây chính là cách đánh giá chiếc đàn piano cũ đó còn mới bao nhiêu %, các bộ phận hoạt động ổn không, …Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn kiểm tra đàn piano cũ để đánh giá được chất lượng cây đàn.
Tại thị trường Việt Nam, đàn piano cũ rất được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cho các đứa con yêu quý của mình. Mua đàn piano cũ tiết kiệm được nhiều tiền cũng như nhiều mặt hàng để lựa chọn. Tuy nhiên điều mà các Quý phụ huynh thường gặp phải đó là không có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn đàn piano cũ. Do đó bài viết này, MINH THANH PIANO sẽ hướng dẫn cho các phụ huynh cách để kiểm tra một cây đàn piano cũ. Qua kiểm tra sẽ giúp quý phụ huynh có thể đánh giá chất lượng thực tế của cây đàn một cách chính xác nhất.
Đối với một số cây đàn piano cũ, trong quá trình vận chuyển hay sự bất cảnh, ít vệ sinh của những người chủ trước vô tình làm cho đàn piano cũ bị trầy hay thậm chí bị nứt các bảng gỗ. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tiếng đàn piano, bạn cũng không muốn bỏ ra một số tiền mà mua cho mình một cây đàn piano bị trầy trụa, sơn bong tróc,…
Mở nắp đàn
Hầu hết các nắp Piano đứng được thể hiện đầy đủ trong bản vẽ trên theo ba cách, bên phải là nắp đàn phong cách lớn của người Viking, bên trái là cách tháo nắp của một số cây Piano upright hiện đại. Để kiểm tra Piano hãy tháo các chốt bản lề, và đỡ phần nắp, kiểm tra tất cả các bộ phận bên trong.
Loại bỏ nắp bàn phím: Đầu tiên bạn hãy đóng nắp phím lại, xem nắp phím có chốt liên kết với phần thân đàn phía trên hay không, vếu có, việc tháo dỡ sẽ khó khăn hơn. Nhưng đối với Piano đứng, không quá cần thiết kiểm tra phần nắp bàn phím này.
Tháo kệ nhạc
Một số cây Piano upright cũ có kệ để sách nhạc riêng biệt, bạn nên tháo nó ra để kiểm tra, đôi khi kệ nhạc chỉ cần tháo bằng cách trượt khỏi khớp nối. Nhưng có một số kệ phải gỡ bỏ ốc vít mới có thể tháo rời, các ốc vít này được thiết kế ẩn dưới các khuôn trang trí.
Mở nắp tủ dưới
Bạn cần tìm được các ốc vít gắn kết phần tủ dưới của cây Piano đứng, sau đó tháo rời chúng ra, kiểm tra lại Soundboard và bộ máy bàn phím. Phần này bạn cũng lưu ý, có một số cây Piano cũ lâu ngày, bị nấm mốc, mối mọt, những tác động bên ngoài này 100% sẽ ảnh hưởng tới âm thanh, nên bạn cần phải loại trừ.
Tìm hiểu thêm: Giá các loại đàn piano dành cho người mới học
Kiểm tra cao độ
Dùng dụng cụ chỉnh âm của kỹ thuật viên Piano, chọn một nốt, sau đó chơi thử trên đàn, đảm bảo hai nốt có cao độ trung nhau, dù là bạn chơi ở bất kỳ nốt nào.
Pinblock
Một điều lưu ý khi tiến hành các bước kiểm tra đàn Piano cũ chính là các chốt dây đàn (pinblock), các Pinblock trong cấu trúc cây đàn là bộ phận quyết định đàn Piano có giữ được nhịp điệu hay không. Hãy kiểm tra các chốt này có còn giữ chặt dây đàn ở mức căng phù hợp hay không, các chốt còn nguyên vẹn hay đã được thay. Các pinblock được thay thế sẽ có chân lớn hơn một chút, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra.
Hãy quan sát phần dây cuộn xung quanh Pinblock. Một cây đàn Piano mới có chân cuộn dây cách mặt tấm gỗ khoảng 3/16 inch. Nếu chân bị lỏng, chúng sẽ được siết chặt lại sâu hơn, nhiều khi gần sát mặt tấm gỗ phía dưới. 3/16 inch là khoảng cách an toàn, kể cả khi bạn kiểm tra mà các chân điều chỉnh dây này bị lỏng, bạn vẫn có thể mua cây đàn này nếu khoảng trống giữa cuộn dây và mặt sàn vẫn còn đủ để siết lại dây.
Ngoài ra hãy nhìn xung quanh phần chân điều chỉnh dây, cùng các khu vực gần đó, nếu các đầu Pinblock xỉn màu, quá cũ cho thấy đó là một pinblock chất lượng không tốt, kiểm tra phía dưới chân pinblock để chắc chắn không có vết nứt do sự siết dây gây ra. Nếu chiếc đàn ở trong tình trạng tốt, và bạn có kế hoạch thay thế các pinblock hoàn hảo hãy chọn nó.
Dây đàn
Dây đàn cũ có thể bị gỉ nhẹ, đây là điều bình thường, cho thấy chất lượng dây tốt, nhưng nếu gỉ sét quá nặng sẽ ảnh hưởng đến âm thanh Piano. Áp lực khi chỉnh có thể dễ làm dây bị đứt. Hơn nữa, hãy quan sát sự đồng nhất của dây đàn, xem dây đàn đã bị thay thế hay chưa, đôi khi sự thay thế được chọn lựa bởi một sản phẩm rẻ tiền cũng sẽ chấp nhận được, nhưng sự phiền toái sẽ tăng lên nếu sự thay thế này thường xuyên phải diễn ra.
Ngựa đàn
Piano có ngựa đàn ngắn (ngựa bass), ngựa đàn dài (ngựa treble), chuyển sự rung động của dây đàn sang soundboard. Ngựa bass cần quan tâm đặc biệt hơn, vì nó có xu hướng mạnh hơn bị tạo ra các vết nứt xung quanh ngựa đàn do áp lực hai bên dây. Hãy dùng đèn pin để soi rõ vết nứt, dùng bàn chải mềm để làm sạch bụi.
Bạn có thể thấy ngựa đàn có vết nứt, điều này là bình thường, nhưng nếu vết nứt lớn, chân ngựa đàn bị đẩy sang một bên, điều này gây ra sự suy giảm nghiêm trọng hoặc mất tông trong các nốt bị ảnh hưởng. Việc tăng độ căng dây trong quá trình sử dụng sau này làm trầm trọng thêm vấn đề.
Một ngựa đàn lỏng lẻo cũng gây ra mất âm. Cầu treble cũng có thể có vết nứt ở quãng tám cao nhất, trên Piano dọc sẽ khó nhìn thấy hơn do cản trở bởi thiết thế. Nếu ngựa đàn bị nứt nặng hãy kiểm tra âm thanh bằng những giai điệu âm cao. Nếu ngựa treble đưa ra cao độ không rõ bạn cần xem xét lại.
Cấu trúc đàn
Bạn nên xem xét tình trạng của phần khung gang, vỏ, trụ và dầm gỗ hỗ trợ. Nếu chỉ một vết nứt nhỏ nó cũng sẽ dễ phát triển lớn hơn ở những bộ phận này, nếu như vậy cây Piano sẽ trở nên vô dụng và thường không sửa chữa được. Trong các cây Grand Piano, bạn chỉ cần mở nắp đàn, toàn bộ phần này có thể được nhìn thấy từ bên trên. Ở Upright Piano, bạn hãy quan sát các khối gỗ ở mặt sau cây đàn, các phần cấu trúc ngang trên cùng lộ ra phía ngoài dưới nắp Piano sẽ thấy rõ mọi thứ dù là vết nứt nhỏ nhất.
Thật ra, việc một cây đàn bị nứt cấu trúc sẽ không nhiều, nhưng ngoại lệ khi cây đàn được chuyển từ vùng khí hậu ẩm ướt sang nơi quá khô, các kết cấu gỗ sẽ bị ảnh hưởng làm giảm độ truyền âm của đàn. Sự chắc chắn của chân đàn cũng cần được kiểm tra.
Soundboard và thanh rips
Các vết nứt trên soundboard nếu quá nhỏ, không quá chú ý thì không quá quan trọng, miễn rằng âm thanh không bị ảnh hưởng – Điều này khá trái ngược với một vài lời khuyên trước đó, nhưng với một cây đàn cũ chất lượng điều này không có vấn đề lớn. Tuy nhiên nếu đó là một vết nứt rộng thì bạn hãy bỏ ý tưởng với cây Piano cũ này. Vì đây là dấu hiệu cho thấy tuổi thọ lâu đời cũng như khả năng chịu sự thay đổi của khí hậu kém. Hãy kiểm tra xung quanh chu vi soundboard, để chắc chắn nó không bị lệch khỏi vị trí được thiết kế.
Các thanh rips chạy vuông góc với các sọc gỗ của soundboard, hãy kiểm tra vết nứt từ đây, nếu thanh rips vượt qua các vết nứt mà vẫn dán chắc vào bảng âm thanh thì ổn, nhưng nếu chúng bị tách ra khỏi bề mặt này sẽ có nguy cơ lớn ảnh hưởng đến âm thanh Piano.
Bàn phím
Kiểm tra đàn Piano cũ thông qua chất liệu phím đàn được làm bằng gì, ngà voi hay nhựa. Ngà voi thường có các vân không đều, bàn phím nhựa có vân mô phỏng ngà đều thẳng. Hãy nhấn xuống phím đàn, di chuyển nó qua phải và trái, để ý nghe xem có âm thanh phát ra hay không. Trong quá trình nhấn phím cảm thụ độ nhạy phím, độ phản hồi nhanh hay lâu để xác định bàn phím còn tốt hay cần thay mới. Nếu bàn phím bằng nhựa, đã bị nứt vỡ chắc chắn sẽ phải thay.
Búa đàn
Quan sát búa đàn, để ý các rãnh ở đầu búa, nếu quá sâu là cây Piano đã được sử dụng rất lâu rồi. Lúc này cần quan bát phần nỉ đệm còn nguyên vẹn hay đã bị mài mòn, được thay mới. Hãy nhấn phím để nhấc búa lên, sau đó quan sát. Hãy dùng đầu ngón tay lướt nhẹ trên đầu búa để di chuyển chúng từ trái sang phải, đừng cố di chuyển cây búa không thể di động được khoảng 1/16 inch, nếu không bạn sẽ làm hỏng điểm trục của búa đàn.
Nếu búa đàn lắc lư được tức là ốc vít khu trung tâm bị lỏng hoặc bị lỗi. Siết chặt vít lỏng lại, hoặc sửa chữa một vài búa đàn chi phí không cao, nhưng nếu số lượng quá nhiều thì đây là một khoản không nhỏ. Ngược lại, bạn hãy nâng 5 – 10 búa đàn lên cùng lúc, sau đó thả xuống cùng lúc, kiểm tra những búa đàn rơi chậm nhất để xem trục trung tâm búa có lỗi gì không, có thể khắc phục được hay không. Tương tự như vậy hãy kiểm tra đầu búa, xem chúng được gắn chắc chắn, hay bong keo, hoặc lỏng lẻo do lớp keo bị khô.
Kiểm tra bàn đạp
Hãy sử dụng tất cả các bàn đạp, kiểm tra xem chúng có bị rơi ra không, hoặc lỏng lẻo, hoặc phát ra tiếng ồn khi sử dụng. Những vấn đề này đều có thể khắc phục. Nhưng cần đảm bảo rằng bàn đạp không bị nứt, bị uốn cong hoặc rơi hẳn ra ngoài.
Tìm số sê-ri của cây đàn
Số sê-ri giúp bạn có thể tra ra năm sản xuất của nó. Thông thường có 4 đến 8 chữ số, số sê-ri thường nằm gần các chân điều chỉnh, được in trực tiếp lên đàn, hoặc khắc vào mặt trên hoặc mặt sau đàn. Những có một số chữ số kỹ thuật cũng được in lên cây đàn khi sản xuất, bạn không nên nhầm lẫn chúng. Nếu tìm không thấy số sê-ri, bạn có thể nhờ kỹ thuật viên, kiểu dáng và các chi tiết kỹ thuật cũng thể hiện tuổi cây đàn xê xích khoảng 10 năm.
Dựa vào số series các bậc phụ huynh có thể xác định được năm sản xuất cây đàn piano cũ cũng như tuổi thọ đàn piano cũ còn lại khoảng bao nhiêu năm.
Tìm hiểu thêm: Bảng tra cứu năm sản xuất của đàn piano cũ Kawai qua số series
Tìm hiểu thêm: Tuổi thọ của đàn piano yamaha qua số series
Chơi thử cây đàn
Cuối cùng, bạn lắp ráp hoàn chỉnh lại cây đàn, chơi một bản nhạc và lắng nghe giai điệu, chú ý sự chuyển đổi mượt mà của âm thanh từ giai điệu này sang giai điệu khác. Dải bass cần có âm thanh đầy đủ, sống động, không bị nghẹt lại khi chơi. Những nốt thấp nhất và cao nhất có âm thanh dễ chịu. Đo sự hài lòng của bản thân về chất lượng âm sắc, độ sáng âm thanh, âm lượng phát ra.
Vậy là MINH THANH PIANO đã giới thiệu đến các bạn cách Hướng dẫn kiểm tra đàn piano cũ cho người chưa biết gì. Hi vọng với những nội dung chia sẻ này sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể chọn lựa chọn bé nhà mình một cây đàn piano cũ chất lượng.
Nếu như các bạn cần thêm thông tin tư vấn về đàn piano xin hãy liên hệ MINH THANH PIANO nhé!
Địa chỉ: 369 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TPHCM
Hotline: 0949.07.6789
Website: http://pianominhthanh.vn
Áp dụng nội thành TP.HCM
Showroom nhạc cụ lớn nhất hệ thống
Piano, Organ, Guitar, Trống...
Hỗ trợ 24/7